“Cuộc đua” pháp lý bất động sản có làm thị trường sôi động trở lại? - Ảnh 1.

Trong giai đoạn bất động sản trầm lắng, các chủ đầu tư chủ động thay đổi “khẩu vị” để người mua yên tâm hơn.

Lãi suất giảm, kỳ vọng bất động sản tăng trưởng

Tính đến thời điểm tháng 11/2023, có đến 16 ngân hàng đã hạ lãi suất huy động xuống mức thấp kỷ lục, trong đó kỳ hạn 1-2 tháng giảm xuống mức còn 2,6%/năm. Động thái này cũng kéo theo lãi suất cho vay giảm mạnh, tạo ra cơ hội và điều kiện hấp dẫn đặc biệt đối với những người có nhu cầu mua nhà.

Đặt giữa bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, thì nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực và điểm sáng.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, CPI bình quân tăng 3,2%; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 14,7%; cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,61 tỷ USD và dòng vốn FDI đang chảy mạnh vào Việt Nam.

Đồng thời, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ; giải ngân ước đạt khoảng 18 tỷ USD và tiếp tục là điểm đến đầu tư được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn

Đặc biệt, diễn biến lãi suất cho vay đang trong xu hướng giảm mạnh thời gian qua khi Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành trong 6 tháng đầu năm, với mức giảm 0,5-2,0%/năm.

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản Việt Nam (CSS) của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2023 do đơn vị này khảo sát cũng cho thấy, 61% người dân vẫn muốn mua bất động sản trong vòng một năm tới cho thấy nguồn cầu vẫn tiếp tục gia tăng.

Điều đó tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng.

Trước câu hỏi lãi suất huy động của ngân hàng giảm sâu ở mức kỷ lục, cuối năm dòng tiền sẽ đổ vào đâu, giới chuyên gia cho rằng, dòng tiền tiết kiệm sẽ chuyển dịch sang hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của người dân dịp cuối năm, trong đó xu hướng nhà đầu tư đang chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác như: bất động sản, chứng khoán, vàng…

Tuy nhiên, việc thiếu quỹ đất sạch, vấn đề tài chính liên quan đến đất đai, khó khăn tiếp cận nguồn vốn, các tồn tại về pháp lý… dẫn đến nguồn cung suy giảm mạnh, những dự án có pháp lý, hạ tầng và tiến độ xây dựng hoàn chỉnh cũng ngày càng khan hiếm.

Sẽ giúp nhà đầu tư an tâm hơn

Bên cạnh việc lãi suất được điều chỉnh về mức ổn định, tín dụng khơi thông, các chính sách bán hàng ưu đãi của chủ đầu tư cũng góp phần giải quyết bài toán tài chính cho người mua nhà, thúc đẩy thị trường bất động sản thêm sôi động.

Giữa những giai đoạn biến động phức tạp của thị trường bất động sản từ nửa sau năm 2022 đến nay, thị trường đang chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực sau giai đoạn sàng lọc, cũng như những sự thay đổi trong xu hướng sở hữu bất động sản của nhà đầu tư.

“Cuộc đua” pháp lý bất động sản có làm thị trường sôi động trở lại? - Ảnh 3.

Một trong những dự án hưởng lợi từ vành đai 3

Mặc dù giá cả và vị trí vẫn là những yếu tố được quan tâm hàng đầu của người mua bất động sản ở thời điểm hiện tại, nhưng những người mua có nhu cầu ở thực hay nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn có xu hướng ngày càng khắt khe hơn với lựa chọn của mình. Trong đó, yếu tố an toàn về pháp lý, hạ tầng hiện hữu và loại hình sản phẩm bất động sản tạo ra dòng tiền luôn được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm ở giai đoạn hiện tại.

Khi thị trường nguồn cung dồi dào nhưng lượng cầu thấp, các chủ đầu tư không còn tung sản phẩm khi manh mún, “bán lúa non” như xưa mà lại chú trọng đến khâu hoàn thiện pháp lý dự án nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng.

“Làm dự án nếu hồ sơ pháp lý kéo dài 3-5 năm thì khó có lợi nhuận. Đó cũng là lý do các doanh nghiệp chủ đầu tư phải cầm đèn chạy trước ô tô nếu không muốn bị lỗ nặng. Cuộc đua nào cũng cần có sự hợp sức và chung sức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm mới thành công được” – ông Thanh nói.

Đơn cử như, dù giới thiệu sản phẩm ra thị trường chỉ vài tháng qua nhưng đến ngày 17/11/2023, dự án FIATO City (TP. Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) do Thang Long Real Group làm đơn vị phát triển đã được cấp phép xây dựng và tiến hành khởi công dự án.

Một dự án khác cũng vừa hoàn thiện pháp lý và rao bán đến khách hàng là Bảo Vinh Residences (TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Đây là dự án của Công ty TNHH TV và DV Thành Thắng, cùng hệ thống đại lý phân phối RKT Group.

Ngoài ra, Phu Dong Group, tập đoàn bất động sản với tiêu chí tiên phong theo xu hướng an toàn nhất cho người mua cũng tung ra thị trường chung cư Phú Đông Sky Garden (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương), khi dự án gần như hoàn thiện cả khối toà nhà.

Ông Đoàn Chí Thanh – Giám đốc Hoàng Anh Holdings nhận định, thời gian trước các chủ đầu tư và sàn kinh doanh bất động sản chú trọng vào việc triển khai bán hàng mà lơ là việc quan tâm đến yếu tố pháp lý, vì cứ nghĩ sẽ triển khai song song, nhưng khi có trục trặc khâu pháp lý bị “tắt’, làm cho khách hàng mất niềm tin vào thị trường (đối với các sản phẩm chưa đầy đủ pháp lý).

Ông Thanh cho rằng, đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho thị trường bất động sản chậm lại trong thời gian trước đây, ngoài những yếu tố như tín dụng, dịch bệnh, lạm phát…

Trong giai đoạn này, để khắc phục và tạo niềm tin cho khách hàng yên tâm với sản phẩm của mình, các chủ đầu tư chú trọng hoàn thiện khâu pháp lý, xây dựng… để thu hút người mua.

Trong thời gian sắp tới, các dự án có pháp lý hoàn chỉnh, chính sách bán hàng kích cầu sẽ là yếu tố quyết định cho việc triển khai bán hàng nhanh chóng và tạo niềm tin cho thị trường, và cũng qua rồi giai đoạn mua bán kiểu “lời hứa” của các chủ đầu tư không có tiềm lực và chụp giật

Nhận xét về tình hình hiện tại, ông Thanh cho biết, để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ pháp lý, các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh hỗ trợ tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp, vì nếu để lâu thì doanh nghiệp sẽ chịu không thấu lãi vay ngân hàng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *