Ông Phan Xuân Thủy - phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ năm từ trái qua) thăm và chúc mừng Trường đại học Văn hóa TP.HCM nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam - Ảnh: M.G

Ông Phan Xuân Thủy – phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ năm từ trái qua) thăm và chúc mừng Trường đại học Văn hóa TP.HCM nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam – Ảnh: M.G

Đây là một trong những khó khăn của Trường đại học Văn hóa TP.HCM do ông Lâm Nhân – chủ tịch hội đồng trường, điều hành trường – nêu ra trong buổi tiếp đón lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đến trường thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra chiều 16-11. 

Đào tạo nhân lực để làm công tác văn hóa rất quan trọng 

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phan Xuân Thủy – phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – đánh giá cao quá trình phát triển và những kết quả đạt được của trường. Ông Phan Xuân Thủy cũng gửi lời chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam đến những người đang làm công tác giáo dục của trường.

Chia sẻ thêm với lãnh đạo trường, ông Thủy cho biết văn hóa là một trong những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện hay. Đào tạo nhân lực để làm công tác văn hóa do đó cũng rất quan trọng.

  • Chủ tịch nước về thăm Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

  • Lớp học nhiều bục giảng

“Trường cần tập trung hơn nữa vấn đề chất lượng đào tạo. Sinh viên ra trường thấm nhuần chuyên môn. Đồng thời, trường cũng tăng cường kết nối các cơ quan đơn vị nhằm định hướng việc làm cho sinh viên để các bạn yên tâm học tập. Một số ngành đào tạo của trường sinh viên khó tìm việc sau khi tốt nghiệp” – ông Thủy chia sẻ.

Đối với sinh viên, ông Thủy nhắn nhủ học tập phải có đam mê, chí hướng, luôn nhìn về phía trước. Giỏi hay không giỏi không phải do các bạn học trường này hay trường kia mà quan trọng là sự tự thân cố gắng, phấn đấu không ngừng, được xã hội công nhận.

Gặp khó khăn do tính đặc thù

Ở khía cạnh nhà trường, ông Lâm Nhân cho biết những năm qua trường gặp một số khó khăn do tính đặc thù. Trong đó một số ngành tuy có nhu cầu nhân lực nhưng khó tuyển sinh do tên gọi như bảo tàng học, văn hóa dân tộc thiểu số, và trường vẫn phải đào tạo dù có 1, 2 sinh viên. 

Trong khi đó những ngành khác như quản trị, du lịch, quản lý lại được thí sinh chọn nhiều. Hơn nữa, chi phí đầu tư đào tạo mỗi sinh viên của trường cũng chưa thể ngang hàng với nhiều trường đại học khác vì là trường công, học phí thấp. Việc cho thuê tài sản công, tăng nguồn thu cho trường cũng rất khó do thủ tục khó khăn.

“Trường bán đấu giá hai chiếc xe hơi, giá 40 triệu đồng mà ba năm rồi chưa bán được. Chi phí tổ chức đấu giá hết mấy chục triệu mà không ai mua. Thanh quyết toán chi phí nghiên cứu khoa học cũng không đơn giản. Cơ chế như vậy nên chúng tôi phải tuân thủ” – ông Nhân nói thêm.

Mức lương không cạnh tranh được với trường tư

Trường đại học Văn hóa TP.HCM là trường công, lương theo hệ số nhà nước. Theo ông Nhân, mức lương này không cạnh tranh lại các trường tư thục và một số trường công lập khác.

Năm năm trước, giảng viên cơ hữu của trường là 146, năm nay chỉ còn 102. Nhiều người có học hàm học vị đã rời trường. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập thấp. Số lượng giảng viên của trường vẫn còn thiếu so với quy định hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông Nhân nói thêm, giảng viên sau khi vào trường 2-3 năm, lương hệ số nhà nước dưới 10 triệu/tháng. Tuy nhiên họ ra ngoài, trường khác trả 20 triệu. Nếu không có cơ chế phù hợp, việc giữ chân giảng viên sẽ càng khó khăn.

Trường xin không nhận hoa ngày 20-11, mà thay bằng thẻ bảo hiểm y tế học sinhTrường xin không nhận hoa ngày 20-11, mà thay bằng thẻ bảo hiểm y tế học sinh

Trường THCS Nguyễn Văn Luông (quận 6, TP.HCM) vừa có thư ngỏ xin không nhận hoa ngày 20-11, mà thay bằng thẻ bảo hiểm y tế học sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *