Điều kiện để được làm thủ tục hải quan trong lúc bị cưỡng chế thuế Chưa xóa nợ nếu Hải quan chưa áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế thuế Một doanh nghiệp phân phối ô tô bị cưỡng chế gần 4,5 tỷ đồng tiền thuế Ngành Hải quan tập trung thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế

Tại khoản 1 Điều 126 Luật Quản lý thuế quy định thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế: “Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 125 của Luật này”.

Hải quan Ninh Thuận (Cục Hải quan Khánh Hòa) hướng dẫn thủ tục xuất khẩu thủy sản cho DN. Ảnh: T.H
Hải quan Ninh Thuận (Cục Hải quan Khánh Hòa) hướng dẫn thủ tục xuất khẩu thủy sản cho DN. Ảnh: T.H

Điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan Thuế quản lý trực tiếp, cơ quan Thuế quản lý địa bản nhận phân bổ và cơ quan thuế quản lý khoản thu NSNN phải thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 3 Điều 31, điểm a khoản 3 Điều 32, điểm a khoản 3 Điều 34, điểm a khoản 5 Điều 35, điểm a khoản 3 Điều 36 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định những người có thẩm quyền cưỡng chế: “Có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cuỡng chế”.

Tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa uỷ quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được uỷ quyền. Người được ký thừa uỷ quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức uỷ quyền”.

Đối chiếu với các quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan cho biết, quyết định hành chính về quản lý thuế do cục hải quan ban hành là ban hành theo thẩm quyền. Trường hợp giao ký thừa uỷ quyền thì khi ban hành quyết định cưỡng chế cũng phải giao ký thừa uỷ quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *