Chú thích ảnh
Khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23 ha, nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm) và một phần (khoảng 1 ha) thuộc địa phận quận Long Biên. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức

Chủ trương biến bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa cảnh quan đã được đặt ra những năm gần đây và đang được các cơ quan chức năng triển khai lập đề án. Rất nhiều ý tưởng được đưa ra để hiện thực hóa chủ trương này và đó được coi là “chìa khóa” mở cửa một không gian văn hóa cảnh quan hấp dẫn giữa dòng sông Hồng.

Điểm nhấn không gian

Theo Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, khu vực bãi nổi và ven sông Hồng được định hướng xây dựng hệ thống công viên cây xanh cảnh quan, công viên văn hóa, vui chơi giải trí, quảng trường đô thị và các công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô nhằm phát huy giá trị cảnh quan và đảm bảo không gian thoát lũ. Công viên bãi giữa sông Hồng được quy hoạch sẽ là một điểm nhấn quan trọng trong trục không gian xanh chủ đạo của Hà Nội.

Nhiều chuyên gia cho rằng, mô hình công viên văn hóa sẽ phù hợp khi triển khai quy hoạch bãi giữa sông Hồng và nhất là đặt trong không gian chung của sông Hồng giàu giá trị văn hóa, lịch sử. Công viên lấy di sản đô thị cầu Long Biên làm trọng tâm, cảnh quan sông Hồng làm nền, hình thành các tuyến không gian văn hóa kết nối với di sản hai bên bờ và toàn tuyến hành lang xanh sông Hồng. Các chức năng có thể triển khai như quảng trường tổ chức lễ hội văn hóa Việt Nam, không gian bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị cầu Long Biên, không gian trình diễn nghệ thuật sáng tạo, không gian vui chơi giải trí.

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tuyên và Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Thu Hương, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, công viên bãi giữa sông Hồng có thể được tổ chức theo mô hình công viên chuyên đề du lịch sinh thái. Thành phố cần phát huy tiềm năng chủ đạo về cảnh quan và môi trường sinh thái đặc hữu để hình thành công viên sinh thái gắn với việc phát triển hệ thống rừng cây bán ngập, vườn ươm sinh thái, bãi cát, mặt nước… Công viên sinh thái kết hợp với di sản cầu Long Biên trở thành cảnh quan sinh thái văn hóa ngoạn mục của Thủ đô, các hoạt động du lịch có thể khai thác như dã ngoại, khám phá, trải nghiệm sinh thái, cắm trại, bơi thuyền.

Công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng được hình thành sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch khu vực này phát triển. Bởi vậy, thành phố cần xây dựng quy hoạch, đầu tư và quản lý hoạt động tham quan du lịch một cách bài bản. Trong đó, có các điểm tham quan, dạo bộ, vui chơi, tập thể thao, giải trí, trải nghiệm nông nghiệp, biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực, sáng tạo nghệ thuật… Khu vực này cần hình thành các phân khu chức năng cung cấp dịch vụ, tuyến tham quan rõ ràng gắn với các sản phẩm văn hóa Thủ đô và văn minh sông Hồng.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch nhận định, dựa trên tài nguyên và định hướng phát triển công viên xanh trên khu vực bãi giữa, tập trung phát triển các loại hình du lịch thân thiện môi trường như du lịch sinh thái, trải nghiệm cảnh quan tự nhiên, khu vực trồng hoa, hoạt động canh tác trồng và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp… Đặc biệt, cần kết nối tuyến du lịch tham quan 36 phố phường và đôi bờ sông Hồng, tạo ra những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn.

Đầu tư hạ tầng hài hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *